Gia Tường, 2013, số 1
Tóm tắt
Bacillus subtilis được biết đến như một tác nhân kiếm soát sinh học có hiệu quả cao đối với nhiều loại nấm và vi khuẩn gây bệnh trên cây trồng. Tuy nhiên, khả năng kiểm soát của chúng còn tùy thuộc vào từng chủng vi khuẩn và điều kiện nuôi cấy. Kết quả nghiên cứu đối kháng của bốn chủng B. subtilis Ba02, Ba06, Ba39, Ba40 được phân lập từ tự nhiên của Việt Nam với 4 chủng nấm bệnh phổ biến (Sclerotium rolfsii, Rhizoctonia solani, Phytophthora capsici và Fusarium sp.) trên đĩa thạch PGA cho thấy chủng Ba02 có hiệu quả đối kháng cao nhất với các nấm bệnh. Trong điều kiện nuôi cấy lắc, khả năng tăng sinh của Ba02 chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như pH ban đầu của môi trường và thời gian nuôi cấy. Trong đó, điều kiện nuôi cấy ở 48 giờ trong môi trường chứa lactose 20 g/l, bột trùn Quế thủy phân 10 g/l, KH2PO4 0,4 g/l, MgSO4.7H2O) 0,2 g/l và pH ban đầu 7,5 là thích hợp với chủng Ba02. Kết quả bước đầu này cho thấy tiềm năng ứng dụng trong phòng trừ nấm bệnh cây trồng của các chủng B. subtilis có trong tự nhiên ở nước ta, bao gồm chủng B. subtilis Ba02.
Từ khóa: B. subtilis, đối kháng, điều kiện nuôi cấy, nấm bệnh cây trồng, tăng sinh.