Gia Tường, 2011, số 10
ỨNG DỤNG ENZYME CELLULASE PECTINASE BÓC VỎ TIÊU
Huỳnh Ngọc Diệu(1), Nguyễn Như Nhứt(2) 
(1)Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
(2)Chi nhánh Công ty TNHH Gia Tường tỉnh Bình Dương
 
Tóm tắt
Nhu cầu về tiêu trắng cũng như giá trị của nó luôn luôn cao hơn tiêu đen. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện cách thức cũng như quy trình xử ký bóc vỏ tiêu để nâng cao giá trị của tiêu là điều cần thiết để tăng giá trị tiêu xuất khẩu.
Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu phối hợp chế phẩm enzyme cellulase Multifect CXQC và Pectinase Multifect Pectinase PL của Công ty Genencor để bóc vỏ tiêu xanh và tiêu đen với sự thay đổi điều kiện pH, nhiệt độ, thời gian ủ, hàm lượng enzyme và thời điểm áp dụng bổ sung enzyme vào quy trình bóc vỏ tiêu nhằm lựa chọn điều kiện ứng dụng thích hợp nhất.
Kết quả cho thấy, với tiêu xanh sau khi ngâm nước 3 ngày, bổ sung làm 2 lần đồng thời Multifect CXGC và Multifect Pectinase PL tỷ lệ tương ứng 200:40 UI trong nước có pH ban đầu 4,5 và nhiệt độ 55oC thì tỷ lệ bóc vỏ đạt 96,97% (so với đối chứng không bổ sung enzyme là 74,24%).Đối với tiêu đen, sau khi ngâm nước 1 ngày bổ sung đồng thời Multifect CXGC và Multifect Pectinase PE với tỷ lệ như trên trong môi trường đệm pH 3,5 và nhiệt độ 45oC thì sau 1 ngày tỷ lệ bóc vỏ đạt 91,72% (mẫu đối chứng đạt 7,3%). Tiêu trắng thu được từ tiêu xanh và tiêu đen có hàm lượng piperine tương ứng là 7,8% và 5,5%.

 
  Tải về
Để tải về, bạn cần đăng nhập với tư cách thành viên của site. Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể đăng ký bằng cách click vào đây
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây