Gia Tường, 2011, số 11
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÒNG TRỊ MỘT SỐ NẤM BỆNH
TRÊN THANH LONG BẰNG Trichoderma
Trương Minh Tường(1), Nguyễn Như Nhứt(2), Trần Ngọc Hùng(2)
(1)Đại học Nông Lâm TP.HCM
(2)Chi nhánh công ty TNHH Gia Tường tỉnh Bình Dương
Tóm tắt
Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên cây thanh long đang diễn ra khá phức tạp, chủ yếu là do nấm bệnh, gây hậu quả đến sản lượng và chất lượng. Việc sử dụng thuốc hóa học không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường mà còn tồn dư trong sản phẩm. Sử dụng chế phẩm sinh học thay cho thuốc hóa học là xu hướng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong nghiên cứu này, bằng phương pháp phân lập nấm bệnh trên môi trường PGA có bổ sung kháng sinh từ cây thanh long và xét nghiệm bệnh học đã nhận diện được 3 chủng nấm bệnh NBT01, NBT02 và NBT04 là những tác nhân gây bệnh thối trái xanh, vàng héo dây và bệnh đồng tiền tương ứng. Trong số 13 chủng Trichoderma được khảo sát thì có 3 chủng T10, T14, T24 có khả năng đối kháng mạnh với 3 loại nấm bệnh trên 50%. Ở mật độ tối thiểu 2 chủng Trichoderma ở điều kiện invivo với mật độ bào tử 105 CFU/ml có khả năng kiểm soát được 3 chủng nấm bệnh trên mô thanh long khi sử dụng nuôi cấy đồng thời hoặc khi nấm bệnh đã phát triển. Chế phẩm đã được tạo từ phối trộn chứa bào tử Trichoderma khi đả sử dụng mật độ đã chọn có khả năng kiểm soát được bệnh đồng tiền và thối quả xanh. Bước đầu thử nghiệm dịch chiết cho thấy có hiệu quả kiểm soát trên đĩa petri nhưng không có hiệu quả thử nghiệm trong điều kiện invivo. Các kết quả này cho thấy rằng để ứng dụng các chủng Trichoderma kiểm soát nấm bệnh trên cây thanh long cần phải tiếp tục nghiên cứu các yếu tố nuôi cấy tạo sản phẩm hoặc điều kiện ảnh hưởng lên quá trình sử dụng.