Gia Tường, 2011, số 5

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG NẤM BỆNH VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THU NHẬN
CHẾ PHẨM BÀO TỬ CẤP 2 CỦA Trichoderma spp.

Vũ Thị Vân Anh(1), Nguyễn Thị Ngọc Yến(2), Nguyễn Như Nhứt(2)
(1)Đại học Tôn Đức Thắng Thành phố Hồ Chí Minh
(2)Chi nhánh Công ty TNHH Gia Tường tỉnh Bình Dương
Tóm tắt
Hiện nay, ở nước ta phòng trừ bệnh hại cây trồng bằng biện pháp sinh học đang được đẩy mạnh nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, các chủng Trichoderma spp. được sàng lọc bằng phương pháp đối kháng trực tiếp với nấm bệnh trên đĩa thạch với 4 chủng nấm bệnh gồm Sclerotium rolfsii, Rhizoctonia solani, Phytophthora capsici Fusarium sp. Kết quả cho thấy trong số 4 chủng Trichoderma, chủng T02 có khả năng đối kháng tốt với nấm bệnh Sclerotium rolfsii, chủng T27.4 cho hiệu quả đối kháng tốt với nấm bệnh Rhizoctonia solani và chủng T21KN cho hiệu quả đối kháng tốt với nấm bệnh Phytophthora capsici Fusarium. Nguồn cơ chất thích hợp để nuôi cấy thu nhận bào tử cấp hai từ chủng T02 và T21KN là xơ dừa 2,7 g, cám mì 6,3 g, dung dịch khoáng Cao’ 5 mL và nước 6 mL và chủng T27.4 là xơ dừa 2,0 g, cám mì 8,0 g, dung dịch khoáng Adekunle’ 5 mL và nước 5 mL. Bào tử cấp hai sau khi nuôi cấy được sấy khô và trộn với bột mì với tỷ lệ 1:1, chế phẩm bào tử thu được giúp làm tăng tỷ lệ nảy mầm, giảm tỷ lệ cây bệnh và chết do nấm bệnh. Quá trình thử nghiệm bước đầu cho thấy có thể sản xuất được chế phẩm sinh học từ Trichoderma spp. để phòng trừ các loại nấm bệnh trên cây trồng.
  Tải về
Để tải về, bạn cần đăng nhập với tư cách thành viên của site. Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể đăng ký bằng cách click vào đây
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập71
  • Máy chủ tìm kiếm60
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại9
  • Tổng lượt truy cập272
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây