Gia Tường, 2009, số 4
 
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA XẠ KHUẨN VÀ ỨNG
DỤNGTRONG VIỆC TẬN DỤNG PHẾ THẢI HỮU CƠ

Nguyễn Thị Ngọc Yến(1), Lâm Thị Kim Châu(1), Nguyễn Như Nhứt(2)
(1)Đại học Khoa Học Tự Nhiên Khoa Sinh Học
(3)Chi nhánh Công ty TNHH Gia Tường tỉnh Bình Dương
Tóm tắt
     Trong những năm gần đây, cũng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế thì lương phế thải hữu cơ công – nông nghiệp tích lũy ngày càng nhiều, nên việc ứng dụng vi sinh vật trong xử lý phế thải hữu cơ đang ngày càng trở nên phổ biến. Bằng phương pháp định tính khả năng phân giải cellulose và protein trên môi trường thạch đĩa cho thấy nhóm xạ khuẩn phân giải CMC mạnh nhất là XK2 và XK4, nhóm phân giải Casein tốt nhất là SVCP2 và SPC30. Môi trường tăng sinh tốt nhất cho cả hai nhóm xạ khuẩn phân giải cellulose và protein là MT5. Sau khi nuôi cấy 5 ngày thu được canh trường XK2, XK4, SVCP2 và SPC30 đạt mật độ bào tử 8,0x109 CFU/g, 7,0x108 CFU/g, 3,2x109 CFU/g và 2,7x107 CFU/g. Quá trình phân hủy vỏ cà phê của hai nhóm xạ khuẩn sau khi tăng sinh trên môi trường bán rắn tối thích ở điều kiện 6 g canh trường/35 g nguyên liệu vỏ cà phê. Độ ẩm thích hợp để phân hủy vỏ cà phê bằng hai nhóm xạ khuẩn đều ở 65%. Cả hai nhóm xạ khuẩn chọn lọc đều không có khả năng phân hủy protein trong vỏ cà phê. Qua quá trình nghiên cứu cho thấy có thể ứng dụng xạ khuẩn để phân hủy cellulose trong vỏ cà phê.
 
  Tải về
Để tải về, bạn cần đăng nhập với tư cách thành viên của site. Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể đăng ký bằng cách click vào đây
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây