Gia tường, 2008, số 1


KHẢO SÁT KHẢ NĂNG PHÂN HỦY PHẾ LIỆU ĐAY BẰNG 
CHỦNG NẤM MỐC Aspergillus sp. VÀ Trichoderma sp.
Hồ Văn Tuấn(3), Nguyễn Anh Trinh(2), Đỗ Hoành Quân(1)

Trường Đại học Bình Dương(1)
Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh(2)
Chi nhánh Công ty TNHH Gia Tường tỉnh Bình Dương(3)

Tóm tắt

Những năm gần đây, ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ cây đay đang rất phát triển. Một lượng lớn phế phụ liệu thải ra từ các ngành công nghiệp này có hàm lượng cellulose cao và rất khó phân hủy nên chúng cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Bằng phương pháp nuôi cấy bán rắn để xác định hàm lượng cellulose và đường khử tăng hay giảm, kết quả cho thấy trong số các chủng nấm nghiên cứu thì chủng Aspergillus niger 2884 và Trichoderma viride có khả năng phân hủy phế liệu đay tốt nhất sau 30 ngày ở điều kiện độ ẩm 75%, pH ban đầu 5,0, mật độ bào tử thích hợp là 107 bào tử/20 g môi trường và bổ sung 5% rỉ đường. Với điều kiện tối ưu như trên thì hàm lượng cellulose có trong phế liệu đay đã giảm 35,02% đối với chủng A. niger 2884  và 39,11% đối với chủng T. viride. Cùng với sự giảm của cellulose thì hàm lượng đường khử tăng tương ứng là 39,87 mg/g canh trường và 39,81 mg/g canh trường. Các nghiên cứu trên bước đầu đã cho thấy có thể sử dụng các chủng nấm mốc để phân hủy phế liệu đay làm phân hữu cơ vi sinh và giải quyết hiện trạng ô nhiễm môi trường.


 

  Tải về
Để tải về, bạn cần đăng nhập với tư cách thành viên của site. Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể đăng ký bằng cách click vào đây
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập109
  • Máy chủ tìm kiếm74
  • Khách viếng thăm35
  • Hôm nay132
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập272
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây