Gia Tường, 2022, số 7
Phân Lập Vi Khuẩn Phân Hủy Thân Giả Cây Chuối
 Trần Ngọc Minh Châu1, Phạm Thanh Truyền2,4, Võ Thị Xuyến3, Nguyễn Như Nhứt1,2,4
1Trường Đại học Tôn Đức Thắng
2Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, ĐHQG-HCM
3Trường Đại học Văn Lang
4Công ty TNHH Gia Tường
chautran.191099@gmail.com, phamthanhtruyen@giatuong.vn, xuyen.vt@vlu.edu.vn, nguyennhunhut@giatuong.vn
 
Tóm tắt
Chuối là loại nông sản phổ biến ở Việt Nam, diện tích trồng và sản lượng Chuối trong những năm gần đây tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, thân giả cây Chuối sau quá trình thu hoạch thường không được tận dụng gây lãng phí nguồn sinh khối, ô nhiễm môi trường cũng như có nguy cơ mang mầm bệnh trong các tàn dư này. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân lập và sàng lọc các chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy thân giả cây Chuối. Từ 18 mẫu đất vũng rễ đã phân lập được 54 dòng khuẩn lạc, trong đó hai dòng C1.1 và 2C1 có khả năng tăng trưởng tốt trong môi trường chọn lọc chứa 100% dịch chiết thân giả Chuối và có khả năng phân hủy 11,7% và 12,8% cellulose, tương ứng, trong thân giả cây Chuối. Cả hai dòng khuẩn lạc trên đều thuộc chi Bacillus. Hai chủng Bacillus sp. C1.1 và Bacillus sp. 2C1 có khả năng sinh tổng hợp đồng thời 4 loại enzyme ngoại bào bao gồm amylase, cellulase, protease và chitinase nhưng không có khả năng đối kháng nấm bệnh Phyllosticta sp. GTC 2.11.1. Các kết quả bước đầu cho thầy tiềm năng ứng dụng của vi khuẩn trong phân hủy thân giả cây Chuối để làm phân bón hữu cơ.
 Từ khóa: cellulose, phế liệu hữu cơ, thân giả cây Chuối, vi khuẩn.
  Tải về
Để tải về, bạn cần đăng nhập với tư cách thành viên của site. Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể đăng ký bằng cách click vào đây
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập105
  • Máy chủ tìm kiếm83
  • Khách viếng thăm22
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại9
  • Tổng lượt truy cập272
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây