Gia Tường, 2012, số 4
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG Bacillus subtilis TRONG BẢO QUẢN THANH LONG
Hoàng Mộng Thúy Nhi(1), Nguyễn Như Nhứt(2)

(1)Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
(2)Chi nhánh Công ty TNHH Gia Tường tỉnh Bình Dương
Tóm tắt
Thanh long là một loại trái cây có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, quá trình trồng, sản xuất thanh long còn gặp nhiều vấn đề, trong đó có sự thất thoát hư hỏng trong quá trình bảo quản do nhiều loại nấm bệnh. Trong nghiên cứu này, bằng phương pháp đối kháng đồng thời trên thạch đĩa với sáu chủng nấm bệnh NB3.6, NB4.2, NB4.7, NB5.3, NB5.5, NB5.6 (gây hư hỏng trái thanh long). Kết quả cho thấy trong số năm chủng Bacillus subtilis nghiên cứu, chủng Ba02 có hiệu quả đối kháng tốt hơn so với các chủng còn lại. Chủng B. subtilis Ba02 đối kháng mạnh nhất với nấm bệnh NB5.3 (hiệu quả đối kháng đạt 48,48%), tiếp đến là nấm bệnh NB5.5 (đạt 45,77%), nấm bệnh NB5.6 (đạt 42,84%), nấm bệnh NB4.2 (đạt 38,33%), nấm bệnh NB3.6 (đạt 36,53%) và cuối cùng là nấm bệnh NB4.7 (đạt 27,06%). Chủng B. subtilis Ba02 được nuôi cấy thích hợp trong canh trường có bổ sung nồng độ glucose 5%, pepton 1%, nguồn nitrogen vô cơ bổ sung NH4H2PO4 là 0,1% và lắc 175 vòng/phút trong hai ngày. Bước đầu thử ứng dụng canh trường chứa sinh khối B. subtilis Ba02 trong kiểm soát các nấm bệnh đã phân lập được trong quá trình bảo quản thanh long đã cho thấy rằng canh trường này có khả năng ức chế sự phát triển của các nấm bệnh, giúp giảm tỷ lệ hư hỏng và mức độ hư hỏng của trái thanh long trong thời gian bảo quản 10 ngày.







 
  Tải về
Để tải về, bạn cần đăng nhập với tư cách thành viên của site. Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể đăng ký bằng cách click vào đây
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập134
  • Máy chủ tìm kiếm101
  • Khách viếng thăm33
  • Hôm nay132
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập272
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây